Hoa tươi được nhiều người yêu thích trồng tại nhà bởi vì nó góp phần tạo nên bầu không khí ấm áp, lôi cuốn và bắt mắt cho không gian sống. Cho dù bạn có nhận thấy hay không thì những bông hoa xinh đẹp còn có nhiều chức năng hơn là chỉ để trang trí. Một trong số đó phải kể đến khả năng đuổi lũ côn trùng tránh xa khỏi ngôi nhà của chúng ta.
Có rất nhiều loài hoa sử dụng mùi hương của mình để đuổi các loại côn trùng như muỗi, bọ cánh cứng và nhiều loài khác nữa ra khỏi nhà và ngăn chúng quay trở lại. Những loài hoa này còn rất thân thiện với trẻ nhỏ cũng như thú cưng.
Cùng Vuonhoa.vn tìm hiểu một số loài hoa có thể được trồng để ngăn chặn côn trung sau đây:
1. Hoa cúc vạn thọ
Những đóa hoa cúc vạn thọ đường kính lớn và có màu vàng tươi sáng không chỉ đẹp, tinh tế mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Cúc vạn thọ được biết là tỏa ra hương thơm mạnh mẽ khiến côn trùng phải… bỏ chạy. Những người trồng vườn hữu cơ thường trồng cúc vạn thọ xung quanh vườn, ruộng và cây trồng để đuổi các loài rệp và muỗi gây hại.

Hoa cúc vạn thọ có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều phát triển cao khoảng 25 – 40 cm. Màu sắc phổ biến nhất là màu vàng tươi, da cam hoặc trộn lẫn hai màu trên. Cúc vạn thọ yêu thích ánh sáng, do đó, chúng nên được trồng ở những có ánh nắng dồi dào.
2. Hoa sen cạn

Hoa sen cạn có kích thước nhỏ, cánh mỏng manh như tờ giấy lụa, hoa có rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Sen cạn không chỉ là một loài hoa trang trí độc đáo mà nó còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến súp, sa lát và nhiều món ăn khác.
Ngoài ra, loài hoa này cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của côn trung vào nhà, vườn cây ăn trái và vườn rau xanh. Sen cạn có thể đuổi được một số loài côn trùng như ruồi, bọ cánh cứng, các loài rệp gây hại….
3. Ngũ gia bì

Tên thông thường: Ngũ gia bì xanh, Sâm non, cây chân chim
Chậu cây ngũ gia bì có chiều cao từ 1,3 – 1,8 mét, tán lá từ 30 – 35 cm… thích hợp đặt trong văn phòng.
Cây phát triển cao. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Lá cây ngũ gia bì xanh này có màu xanh đậm, xẻ thủy… có hình dạng như bàn chân con chim nên người ta còn cây là cây chân chim. Khi hái lá vò… nghe mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.
4. Cây bắt mồi – cây nắp ấm

Tên thường gọi: Nắp ấm, Bình nước, Trư lung thảo, Cây bắt mồi
Cây nắp ấm thuộc loài nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau.
Nắp ấm thân có hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già. Lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân sẽ rất dai, đường kính thân khoảng 5-6mm (loại thấp) hoặc 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.
5. Cây tùng thơm

Cây tùng thơm là cây thân bụi, lá kim, được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình và văn phòng. Toàn thân cây tùng thơm toát ra một mùi chanh thơm nhẹ rất dễ chịu, giúp tinh thần phấn chấn và thư thái hơn. Đây cũng chính là một đặc điểm khiến loài muỗi không bao giờ dám đến.
6. Cây phong lữ thảo

Phong lữ thảo là một loài cây hoa với cánh mỏng manh và màu sắc đa dạng từ tím, đỏ, đến vàng… Do có chứa tinh dầu mang theo nhiều chất giúp an thần như a-pinene, citronellol, geraniolgeranyl acetate, geranyl butyratelimonene, linalool, menthone và myrcene nên muỗi cực kỳ ghét loài hoa này. Một vài chậu phong lữ thảo treo ở góc vườn hay đặt trước ban công vừa làm đẹp không gian sống vừa khiến bạn không còn lo ngại những con muỗi vo ve làm phiền.
Có rất nhiều loài hoa sử dụng mùi hương của mình để đuổi các loại côn trùng như muỗi, bọ cánh cứng và nhiều loài khác nữa ra khỏi nhà và ngăn chúng quay trở lại. Những loài hoa này còn rất thân thiện với trẻ nhỏ cũng như thú cưng.
Bài viết khác: