Hỏi đáp

Hỏi đáp

01/04/2019 8:56:20 AM | 779

Cụm hoa trạng nguyên là phần mọc trên ngọn được bao bọc bởi những lá bắc lớn có màu đỏ tươi. Trạng nguyên rất khó ra hoa lại sau khi đã ra hoa lần đầu khi mua về. Do đó, để chơi được thời gian dài, chúng ta cần biết cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên sao cho lâu tàn. Bắt đầu với các đặc tính sinh học:

1 . Về đặc điểm chung: Cây hoa trang nguyên thuộc họ thầu dầu, ra hoa vào mùa xuân. Là loài cây không ưa ẩm ướt.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt cho cây hoa trạng nguyên phát triển và đẹp là từ 16 oC đến 22 oC. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ, lá rụng và tàn lụi. Hoặc khi nhiệt  độ trên 25 oC thì cây hạn chế sinh trưởng, lá héo úa và chết. Do đó, cần đặt cây dưới nơi bóng râm vào ban ngày và dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.

3. Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây rất nhiều. Để cây ra hoa tốt và các lá bắc có màu đẹp thì cây cần có thời gian dài trong bóng tối hơn sáng. Do đó, cây thường ra hoa vào mua thu, khi chu kỳ đêm dài hơn ngày. Ngày nay, với kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, chúng ta có thể chủ động tạo được ánh sáng hoặc bóng tối với thời gian hợp lý giúp cho cây trạng nguyên ra hoa quanh năm. Hoa trạng nguyên sẽ đẹp và bền khi được đặt ở hướng đông để đón ánh nắng buổi sáng. Tránh gió mạnh trực tiếp.

4. Lượng nước: Cây hoa trạng nguyên không ưa ướt, chỉ chịu được đất ẩm. Do đó, chỉ tưới nước vừa phải, chậu cây phải rút nước nhanh.Không tưới nước trực tiếp lên hoa và lá cây.

5. Dinh dưỡng: cây khó ra hoa lại sau khi đã ra lần đầu khi mua về. Để tiếp tục trồng cây sống, sau khi mang vào nhà chơi một thời gian, ta mang cây ra ngoài trồng và đặt chậu cây nơi có ánh nắng sáng, hạn chế nắng chiều và nắng chiếu trực tiếp vào trưa. Bón phân vi sinh cho cây và thường xuyên theo dõi rầy trắng. Mùa sau cây sẽ ra hoa, tuy nhiên các lá bắc không có đậm màu như trước và số lượng hoa rất ít. Do đó, tiết kiệm thời gian và công sức, chúng ta nên bỏ cây sau khi chơi và mua lại cây khác sau thời gian khoảng 30 ngày đến 40 ngày.

Về thời tiết, nhìn chung ở các tỉnh phía Nam đều rất phù hợp với cây hoa hồng và thực tế đã hình thành nhiều vùng đất trông hồng rất tốt như  Gia Lâm ( Hà Nội) của bạn nữa. Sau đây chúng tôi xin tóm lược một số khâu kỹ thuật cơ bản để bạn tham khảo:

1- Chọn đất trồng: Cây hoa hồng có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất pha cát, đất phù sa, đất thịt có bón thêm phân hữu cơ mục, tro trấu…để tăng độ mùn và tính tơi xốp cho đất. Không nên trồng trên đất thịt nặng pha sét, đặc biệt là đất bị nhiễm mặn hoặc phèn. Nguồn nước tưới cũng không được nhiễm phèn, mặn.

2- Làm đất lên luống: Dọn sạch cỏ rác, cày bùa, xới đất kỹ cho đất thông thoáng, tới xốp và chôn vùi bớt mầm mống của sâu bệnh, nếu có điều kiện nên phơi ải đất. Nên thiết kế luống (liếp) theo hướng Bắc-Nam để tăng lượng ánh sáng mặt trời cho cây, liếp để rộng khoảng 0,8-0,9m, cao 0,2-0,25m, cách nhau 0,5m. Để tiện cho việc chăm sóc, chiều dài liếp nên để khoảng 12-15m là vừa.

3- Bón phân:

- Bón lót: Sau khi lên liếp, bón lót bằng phân chuồng hoai mục trộn với tro trấu theo tỷ lệ 1:2, bằng cách rải một lớp hỗn hợp phân này dầy khoảng 3-4cm sau đó xới nhẹ để trộn phân vào đất.

- Bón thúc: Có nhiều cách nhưng nên bón bằng một trong hai cách sau: rải xung quanh gốc cây hồng, mỗi gốc khoảng một muỗng phân NPK (loại 20-20-15), sau đó tưới nước để phân tan và ngấm dần xuống đất. Thời gian bón khoảng 1-1,5 tháng một lần. Cách thứ hai là dùng một muỗng phân NPK ngâm trong 10 lít nước tưới vừa đủ ẩm cho đất mặt liếp, khoảng 3-4 ngày tưới một lần.

4- Chuẩn bị cây giống:Tốt nhất là liên hệ mua cây giống đã được sản xuất sẵn ở những cơ sở sản xuất giống. Nếu không bạn có thể sản xuất cây giống ghép theo cách sau đây:

- Chuẩn bị gốc ghép: cây làm gốc ghép tốt nhất là dùng cây hồng dại vì chúng sống mạnh, sinh trưởng tốt, sống lâu, mau ra rễ và có tỷ lệ sống cao, những người có kinh nghiệm cho rằng nên dùng giống tầm xuân nhiều hoa (Rosa multiflora). Chọn cành bánh tẻ lớn hơn cây đũa ăn một chút cắt thành từng đoạn dài khoảng 15-20cm, cắt vỏ những là gần gốc và xử lý kích thích ra rễ, có thể dùng NAA, 400mg/lít, ngâm cành khoảng 10 giây. Sau khi xử lý thuốc đem giâm cành lên luống đất với khoảng cách là được định sẵn trên luống trồng (nếu muốn trồng trực tiếp rồi ghép ngày tại ruộng) hoặc giâm vào trong bầu nilông có đục lỗ, bên trong chứa đất mùn và phân mục (nếu muốn ghép trong bầu giống sau đó đem ra trồng ngoài ruộng sản xuất). Đưa bầu giâm vào chỗ mát hoặc che nắng cho liếp giâm. Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất và phun mù tạo ẩm độ không khí cao để đạt tỉ lệ cành giâm sống cao. Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc để cây sinh trưởng mạnh, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn để ghép.

- Chuẩn bị giống ghép: Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều giống hồng nhưng muốn bán được giá nên chọn những giống có nhiều bông, bông to và đẹp, mới và lạ mắt để lấy làm mắt ghép. Cành để lấy mắt ghép nên chọn những cành đã ra bông, chọn những mắt ở đoạn giữa cành để lấy mắt ghép, tránh chọn những mắt ở gần gốc vì những mắt này được hình thành ở giai đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dinh dưỡng ít, mầm phát triển kém, cành ghép sau này sẽ yếu. Không lấy mắt  nằm gần ngọn cành vì chúng hình thành khi cành đã phân hóa hoa, thường không to mập, tượng tầng chưa ổn định, tỉ lệ ghép sống sẽ thấp.

Có nhiều cách ghép, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì nên áp dụng cách ghép mắt vì vừa đơn giản vừa dễ thành công hơn.

5- Khoảng cách trồng: Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,4-0,5m, trên mỗi hàng trồng cây cách khoảng 0,3-0,4m.

6- Chăm sóc:

Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và xế chiều, tốt nhất là tưới bằng bình có vòi hoa sen. Thỉnh thoảng làm cỏ xới xáo nhẹ cho mặt liếp trồng không bị rẽ đất, bí nước. Thường xuyên kiểm tra vườn hồng để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho cây như: rệp sáp, sâu ăn lá, rầy mềm, nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh đốm đen, đốm xám, bệnh phấn trắng, rỉ sắt, bệnh khô cành, khô lá, thối hoa,…

Nhiều người than rằng dù rất yêu hoa nhưng lại không thể nuôi được một chậu lan trong nhà vì không biết chăm nó thế nào. “Ôi tôi không thể trồng được cây trong nhà vì tôi không biết cách. Tôi có thể làm chúng chết mất”, đó là nỗi lo chung. Tuy nhiên trồng cây trong nhà không phải là việc khó khăn, chẳng hạn như chăm sóc chậu lan hồ điệp - một loài hoa tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái.
Sau đây, chuyên gia làm vườn P. Allen Smith (Mỹ) sẽ giúp bạn trồng một chậu lan hồ điệp trong nhà cho thật tươi tốt và có nhiều bông.
Lan hồ điệp có nguồn gốc phương Đông, tên tiếng Anh là Phalaenopsis hay Moth orchird. Loài lan này cho hoa nhiều màu sắc khác nhau: trắng, tím, vàng, hồng... màu từ nhạt tới đậm. Hoa lan có đến hơn 35.000 chủng loại. Khi đặt trong nhà, những nhánh lan thanh mảnh sẽ góp phần làm cho mái ấm của bạn trở nên sang trọng hơn.
Khi bạn mua những lan từ cửa hàng, chúng thường được trồng sẵn trong chậu. Bạn sẽ thấy cây có những cái rễ nhỏ màu trắng, mập mạp và chắc khỏe. Trước hết phải đảm bảo cho thân cây được nương vào một chiếc que dựng đứng để cây không bị gãy. Chỉ nên tưới nước một tuần một lần là đủ, cũng có thể dùng những viên nước đá nhỏ đặt dưới rễ cây để giữ nước và đảm bảo đủ độ ẩm cho thân lan cũng như toàn bộ rễ.
Đầu tiên, bạn phải nghĩ bố trí đặt hoa ở đâu trong nhà để luôn đảm bảo đủ ánh sáng. Không nên để chậu lan hướng trực tiếp ra ánh sáng mặt trời, bởi nếu bị ánh mặt trời hướng tây chiếu trực tiếp, chúng sẽ không thể sống lâu được. Lan chỉ thích hợp với bóng râm để hoa luôn giữ được màu sắc tươi tắn và sống lâu hơn.
Tiếp theo, cho hoa vào chậu mới. Nếu cứ để lan trong chiếc chậu nhựa như lúc mua về trông sẽ không hấp dẫn. Vì thế nên "biến tấu" cho hoa vào một chiếc chậu gốm có màu sắc hài hòa với căn nhà của bạn.
Trước tiên, hãy lấy mấy cây lan ra khỏi chậu cũ, rồi cẩn thận đặt chúng vào chiếc túi nhựa rộng và cho vào trong chậu gốm. Lưu ý luôn giữ cho thân cây đứng thẳng trong quá trình di chuyển. Khi cho cây lan vào chậu, có thể dùng giấy báo để cố định thân cây. Khi trồng, sắp xếp để các cành hoa cùng hướng về một phía như thể đàn cá cùng bơi về một hướng, vậy mới đẹp.
Điều quan trọng nữa mà bạn cần để ý là giữ nhiệt độ cho cây. Hãy nhớ nhiệt độ nào làm cho bạn cảm thấy thoải mái thì cây hoa lan cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Hoa không thích nóng mà cũng chẳng ưa lạnh một chút nào. Đồng thời phải đảm bảo là bên trong chậu hoa luôn đủ độ ẩm.
Sau khi mọi công việc trồng cây hoàn tất, bạn mới tiến hành tháo những chiếc que chống ra khỏi thân cây lan. Nếu thấy thân cây nghiêng ngả không vững, bạn có thể lấy cành cây kiwi khô có đầu xoăn và dùng sợi dây điện để buộc thân lan vào cây kiwi để giữ dáng tự nhiên. Cuối cùng, hãy dùng rong rêu đã làm ẩm phủ quanh gốc của chậu lan rồi đặt chậu hoa trong phòng là được.

Hồ cá Koi cũng là một yếu tố trong kỹ thuật nuôi cá. Về cơ bản thì hồ ngoài trời hay hồ cá koi trong nhà thì cách nuôi vẫn có những cách nuôi giống nhau nhưng thường thì hồ lớn thì có độ sâu lớn hơn hồ cá koi mini nên nên bạn hãy chú trọng đến bộ phận xả, lọc hồ để tránh tình trạng rong, rêu phát triển nhanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá.

Về độ sâu đối với hồ lớn thì nên ở mức 0.8-1.0m còn hồ cá mini thì thường 0.4-0.5m là đẹp để không quá sâu sẽ khó thấy được cá và khó vệ sinh hồ hay không quá cạn để cá Koi có thể phát triển một cách bình thường nhất

Ngoài ra, để “an toàn” cho cá thì lúc thi công hồ cá koi hãy xây bờ cao hơn 1 khoảng để tránh chó, mèo “thịt” mất mấy chú cá giá trị mà bạn dày công chăm sóc. Lúc xây cong hồ hãy xả nước khoảng 2-3 lần rồi mới thả cả vào.

Nên dùng WUNMID liều 100 g/ 200m3 nước để sát trùng trước khi thả cá. Sau 24 giờ có sục khí, bạn tiến hành cấy vi sinh vật có lợi. Sau đó một ngày, bạn có thể thả cá vào bể.

Hồ cá Koi phải có độ sâu hợp lý

Các vấn đề về nước trong hồ cá Koi

Nước đối với Cá Koi cũng như không khí của con người chính là thứ duy trì sự sống và phát triển của cá nên bạn hãy chú ý đến những vấn đề sinh, lý tính trong nguồn nước nuôi cá. Một số lưu ý cần nhớ đó là:

  • Độ pH: 7-7.5;
  • Ngưỡng pH: 4-9;
  • Nhiệt độ 20-27oC;
  • Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn làm ảnh hưởng đến O2 trong hồ làm thiếu hụt lượng O2 để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung những cảnh quan cây cối xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxi
  • Cố gắng giữ nhiệt độ nước, ngưỡng pH, độ pH duy trì ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc làm cá chết.
  • Khi thay nước thì phải thay từ từ chứ không thay đột ngột một số lượng lớn dễ gây sock cho cá (nên 2 ngày thì thay 1/3 lượng nước cũ trong hồ 1 lần)
  • Nước trước khi bơm vào hồ phải qua bước xử lý Clo (phơi nắng, dùng than hoạt tính…)

Chọn giống cá Koi

Hãy lựa chọn giống cá koi chính xác

Chọn được giống cá khỏe, đẹp, không bị dị tật, dáng bơi… sẽ giúp ích cho bạn trong cách nuôi cá koi. Hiện có khá nhiều loại cá Koi trên thị trường với hình dáng, màu sắc rất đa dạng trong đó có một số loại chính là cá koi Nhật, cá Koi Việt hay Trung Quốc và cá Koi từ châu âu trong đó chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…Nên sử dụng SAN ANTISHOCK liều 5g/100 lít nước dùng để vận chuyển cá, nhầm hạn chế gây sốc, chống xây xát giúp tăng tỷ lệ sống.

Cách chọn giống cá tốt:

  • Chọn con giống hình dáng cân đối, không dị hình, không xây xát, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh nhẹn;
  • Màu sắc rõ nét không bị mờ, phân cách giữa các màu không rõ ràng, dáng bơi thẳng;
  • Nên mua cá tại nơi uy tín vì khi đã mua cá tại một nơi thì quy trình nuôi cấy giống cũng như quy trình chăm sóc con giống theo đúng một quy trình nên sẽ tránh được tình trạng mua mỗi lần một nơi rất dễ sinh ra bệnh cho cá cũ khi thả cá mới vào.

Thức ăn cho cá

Hãy lựa chọn thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm cho cá

Cách nuôi cá koi: Thức ăn cho cá

Tuy là một loại cá dễ nuôi nhưng để được một đàn cá Koi đẹp và khỏe cũng đòi hỏi khá nhiều kiến thức ở người nuôi. Trong đó thức ăn rất quan trọng, về thức ăn, cách thức cho ăn, liều lượng…

  • Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín…
  • Được 2 tuần, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Koi, bạn cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá;
  • Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá;

  • Khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần trên ngày để tránh tình trạng béo phì làm xấu hình dáng cá và cũng gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn. Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường (Aquamaster, thức ăn Đài Loan…), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin để bảm bảo an toàn thực phẩm tránh gây ra bệnh cho cá như những loại thực phẩm tươi khác.

Bệnh ở cá Koi và cách hạn chế bệnh

Ký sinh trùng sán da, sán mang trên cá koi

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Không thường xuyên vệ sinh, cải tạo hồ cá koi hoặc không thiết kế khoa học dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Hệ thống lọc nước trong hồ cá ngoài trời, trong nhà không đạt chuẩn hay bộ lọc không đủ công suất so với thể tích hồ;
  • Không xử lý vi sinh và những sinh vật ngay lúc đầu.
  • Không cách ly cá mới mua về để khám sức khỏe dẫn đến lây bệnh cho số lượng cá cũ;
  • Thức ăn cho cá Koi không rõ nguồn gốc;
  • Hồ cá Koi quá bé so với số lượng cá trong hồ. Khi có sự chênh lệch như vậy dẫn đến cá không có không gian để hoạt động, lượng Oxi thiếu hụt, chất thải nhiều…
  • Cá bị sock nước khi thay;
  • Sự thay đổi thất thường độ pH, nhiệt độ trong ho ca koi;

Cách hạn chế bệnh ở cá koi

  • Thương xyên vệ sinh hồ, kiểm tra độ phát triển của tảo, rong rêu trong hồ để có biện pháp xử lý kịp thời;
  • Chọn mua cá từ những địa điểm uy tín để đảm bảo sức khỏe của cá;
  • Lựa chọn những đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế hồ cá Koi;
  • Cách ly cá mới mua về (thông thường khoảng 3 tuần, nếu thấy cá khỏe mạnh thì bạn có thể thả vào hồ);
  • Thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt của cá, nếu trên cá có dấu hiệu bất thường như lười bơi, bơi chậm, bỏ ăn hay trên cơ thể có nhiều vết bất thường thì hãy ngay lập tức cách ly cá để theo dõi và điện thoại sang cho bên cung cấp cá và hỏi về bệnh của cá để có biện pháp xử lý sớm tránh lây nhiễm cho cả đàn cá.

Trên đây là một số lưu ý về cách nuôi cá koi một cách khoa học, đơn giản, những lưu ý từ khâu chọn giống cho đến thức ăn của cá, hồ cá… để giúp bạn có một hồ cái nhìn tổng quát về cách thức chọn giống cũng như nuôi cá để có được một bể cá đẹp nhất.


Phản hồi bài viết

(5 stars)
Tiêu đề yêu cầu
wait image
Gửi liên hệ